Kết quả tìm kiếm cho "đất thiêng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1543
Hôm nay (ngày 22/11/2024), tỉnh An Giang bước vào “tuổi” 192, kể từ thời điểm tên gọi “An Giang” được ghi vào lịch sử (năm 1832). Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngày 22/11 hàng năm là Ngày truyền thống tỉnh An Giang. Vì vậy, khắp mọi nẻo đường là hình ảnh cờ hoa rực rỡ, chào mừng sự kiện trọng đại của quê nhà.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Là loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nhạc ngũ âm cần được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, ngành chuyên môn và các địa phương đang đào tạo đội ngũ kế thừa.
Tổng Bí thư đề nghị Cà Mau đẩy nhanh tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản cho phát triển; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội.
Các danh hiệu là sự ghi nhận, tôn vinh, thể hiện bề dày đóng góp của các thầy, các cô, đồng thời cũng là những kỳ vọng, trông đợi thầy cô tiếp tục tỏa sáng, góp sức vào sự nghiệp phát triển giáo dục.
Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, thành phố Cà Mau (Cà Mau).
Tối 15/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, tuyên dương các thầy, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc đã và đang giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Tối 14/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Thái Bình, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng với chủ đề “Hội tụ sông Hồng”.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Đi qua bao mưa nắng, những cây đại thụ liên quan đến chùa Phật Thới Sơn (phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên) vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, trở thành “dấu ấn” trăm năm, minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển vùng đất Hưng Thới - Xuân Sơn xưa.
Đến nay, người dân vẫn còn mập mờ về loại gỗ làu táu xuất xứ từ đâu. Thế nhưng, những cây thẻ làm từ loại gỗ này do Quản cơ Trần Văn Thành cắm tại vùng đồng hoang thuở xưa vẫn còn nhiều điều bí ẩn được truyền miệng trong dân gian.